WordPress là gì? Hướng dẫn wordpress và những lưu ý quan trọng nhất về wordpress

WordPress là gì? Hướng dẫn wordpress và những lưu ý quan trọng nhất về wordpress

Với WordPress, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những bài chỉ dẫn bằng các từ khóa đơn giản như “WordPress là gì?”, “Hướng dẫn cài đặt wordpress”, “làm website wordpress”,… Tuy nhiên, các bài viết trên mạng thường ít nhiều mang hơi hướng lập trình, ngôn ngữ có đôi khi dính từ chuyên môn nền nhiều người thường cảm thấy khó hiểu khi tìm cách lập trang web với mã nguồn WordPress. Để bạn rút ngắn hơn nữa thời gian tiếp cận với WordPress, Việt SEO gửi đến bạn bài viết Tổng quan về WordPress, cam đoan bạn sẽ tiếp cận với công nghệ làm website đơn giản này tất tần tật từ A đến Z, không cần có kiến thức lập trình vẫn có thể sử dụng.

Nhưng trước khi bắt đầu, tôi muốn bạn xem lại các khái niệm cơ bản quan trọng và sẽ đi theo bạn suốt quá trình xây dựng website WordPress của mình.

WordPress là gì?

WordPress là mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Nó là một công cụ tạo trang web miễn phí, bạn chỉ cần cài lên host là đã có một website. Sau đó bạn có thể cài Theme để thay đổi giao diện cho trang web. Muốn tăng sự sinh động và tối ưu hoạt động của web, bạn có thể thay đổi Theme và cài đặt thêm một vài Plugin. Tất nhiên là ngoài WordPress thì bạn còn có rất nhiều lựa chọn cách lập trang web khác, một số mã nguồn CMS như Joomla, Drupal,… cũng là sự lựa chọn không tệ để thay cho WordPress.

Theme và Plugin WordPress là gì?

Theme (bộ giao diện website được lập trình code sẵn) và Plugin WordPress (dùng để tích hợp chức năng cho web, cũng đã được lập trình code sẵn) được các Designer và lập trình viên phát triển để cung cấp cho cộng đồng người sử dụng, những người cũng không biết lập trình như bạn. Theme và Plugin thì có loại miễn phí, loại tính phí, hoặc vừa miễn phí vừa tính phí (nếu tính phí sẽ có thêm tính năng hấp dẫn), bạn có thể lựa chọn sử dụng tùy theo mục đích của mình.

Phân biệt WordPress.com và WordPress.org:

Đa phần các bạn bắt đầu sử dụng WordPress rất hay nhầm lẫn giữa hai dịch vụ này của WordPress

.org: đây là trang chủ của WordPress. Đây là nơi bạn tải bộ cài WordPress về, tự cài lên host của bạn cũng như dễ dàng tùy chỉnh, quản trị, là nơi để tải Plugin, theme (đa phần là miễn phí) về cho website. Nếu bạn muốn ngâm cứu sâu hơn thì mục Forum là nơi bạn có thể tham khảo. Ở đây là nơi chủ yếu các lập trình viên trao đổi với nhau.

.com: Ngược lại, WordPress.com là nơi cho bạn tạo luôn một web/ Blog, tức là bạn khỏi phải cài đặt luôn, chỉ cần đăng ký tài khoản là có luôn một cái web. Chi phí duy nhất là chọn và duy trì domain mỗi tháng. Hạn chế của công cụ này là bạn không thể thay cài Theme và Plugins tùy chọn bên ngoài mà phải phụ thuộc vào kho miễn phí trên WordPress. Mà nếu vậy thì website sẽ không thể tích hợp các tính năng độc đáo và bạn cũng không thể sở hữu bộ Theme của riêng mình nếu thích.

Một vài bạn dùng wordpress.com để tạo Blog sau đó không thể tùy chỉnh như hướng dẫn lý do là vậy. Do đó, đa phần mọi người sẽ sử dụng wordpress.org cũng như các hướng dẫn trên mạng và trong bài viết này dành để nói về wordpress với đuôi tên miền .org.

Code web wordpress là làm gì?

Một khái niệm nữa cũng làm nhiều bạn khó nghĩ là thiết kế website wordpress, nó là gì bởi rõ ràng bạn đã có một website rồi mà. Code web wordpress đơn giản là bạn thuê lập trình viên code cho bạn một cái Theme hoặc Plugin mà chỉ mình bạn có. Cụ thể hơn nữa nhé. Bạn đã tải bộ cài wordpress về rồi, bây giờ bạn muốn có một cái theme ứng ý, hoặc một vài tính năng ấn tượng cho website mà tìm hoài không thấy trong kho Theme/ Plugin. Vì không biết lập trình, nên giải pháp là bạn sẽ thuê một người thiết kế giao diện đồ họa, rồi gửi cho một lập trình viên code lên web cho bạn. Plugin cũng tương tự, lập trình viên sẽ code cho bạn một vài tính năng theo yêu cầu, thậm chí rất ấn tượng. Sau khi cài đặt, bạn đã có một website với Theme và một vài tính năng độc đáo và độc nhất. Tất nhiên việc bạn biết 1 chút về code thì sẽ tốt hơn khi thiết kế website, dù bạn chọn cách lập trang web bằng WordPress hay thuê 1 đội ngũ lập trình để thiết kế theo yêu cầu.

Những hiểu lầm về WordPress:

Mặc dù là hệ quản trị dữ liệu phổ biến nhất nhưng xung quanh WordPress có rất nhiều thị phi. Thật ra thì “chín người mười ý” nên cũng có thể hiểu vì sao có rất nhiều hiểu lầm về WordPress. Riêng tôi, trong bài viết này tôi muốn giải thích để bạn ít hiểu lầm hơn:

Thứ nhất, Website “cùi” mới xài WordPress:

Rất sai lầm nhé. Bạn có thể thấy nhiều người lập website WordPress với chi phí thấp nhưng điều đó không có nghĩa WordPress là một website “giá rẻ”, không chất lượng.   Hãy xem danh sách các website tôi liệt kê bên dưới để thấy khả năng của website  WordPress trong mắt các ông lớn thuộc nhiều lĩnh vực trên thế giới là như thế nào.

Bạn có biết Tech Crunch, chuyên trang công nghệ lớn trên thế giới mà cứ mỗi 30 phút có hàng chục tin bài xuất hiện trên website này. Nếu không khủng, website WordPress làm sao đủ sức chứa một lượng thông tin khổng lồ như vậy.

Game Angry Birth thì chắc tôi không cần phải giới thiệu nữa rồi. Các nhà phát triển game này vẫn sử dụng WordPress làm nền tảng web cho trang giới thiệu của mình như bạn thấy đấy.

Reuters, Fortune, những trang tin lớn của thế giới cũng có mặt trong danh sách khách hàng sử dụng WordPress nhé. Và cả chúng tôi nữa, Mona Media cũng đang dùng  WordPress rất ổn.

Cùng với hơn ¼ website trên thế giới đang sử dụng WordPress tôi nghĩ đã đến lúc mọi người rút lại nhận xét về năng lực thật sự của một nền tảng web khủng như WordPress.

                   WordPress chạy chậm:

Bạn đã từng truy cập vào một website chạy chậm đúng không. Có phải rất kinh khủng khi phải chờ hoài mà website không hiện hết được phần header. Quá lãng phí thời gian, mất tới 9, 10 giây lận trong khi với thời gian đó bạn vào được tới 3, 4 website khác nhau. Rồi khi nghe nói cách lập trang web bằng WordPress khiến website chạy chậm có phải bạn cũng đang hình dung trong đầu những khổ tâm trong quá khứ. Vậy thì hãy quên ý nghĩ đó ngay đi nhé và đăng nhập vào trang techcrunch.com để xem nào, chỉ mất 3 giây thôi, cực kỳ nhanh với một website ngập thông tin như vậy.

Thật ra, không chỉ website WordPress, các website khác cũng có thể chạy chậm đơn giản chỉ vì lập trình viên không biết tối ưu web mà thôi. Với WordPress, bạn có thể điều chỉnh, tối ưu để tăng tốc website trên mọi “địa hình” bằng các thủ thuật dưới đây:

  • Sử dụng bộ nhớ đệm cho website
  • Giảm dung lượng hình ảnh (Có rất nhiều công cụ giúp bạn làm điều này)
  • Bỏ những Plugin không cần thiết
  • Sử dụng dịch vụ CDN
  • Chọn Theme thích hợp
  • Tối ưu nguồn dữ liệu web
  • Giảm số lượng quảng cáo trên trang

Ai không biết code mới xài wordpress, lập trình viên không xài WordPress:

Bạn có biết, từ những ngày đầu mới ra đời cho đến hiện tại, WordPress không thể là CMS mã nguồn mở phổ biến nhất nếu không có sự đóng góp của lập trình viên. Không có họ sử dụng, phát triển rồi hướng dẫn mọi người bằng chính những bài viết trên Blog  WordPress của mình thì làm sao mọi người thấy hữu ích mà sử dụng được.

Hơn nữa, lập trình viên là người sẽ tạo ra những website độc đáo, làm đẹp cho đời và trên hết là làm sao cho website hoạt động hiệu suất nhất. Hiệu suất tức là website vẫn chất lượng mà tối ưu chi phí và nhiều yếu tố xoay quanh. WordPress là một bộ code tiện dụng giải quyết hết mọi yêu cầu về hiệu suất khi lập trình viên cần. Không phải một bộ website với code khủng mới “xứng đáng” được lập trình viên ngó tới. Làm WordPress còn là một cách để lập trình viên khám phá một mã nguồn mới, sở thích không của riêng ai trong giới lập trình website.

Hướng dẫn cài đặt WordPress:

Cài WordPress lên hosting cá nhân:

Để cài WordPress lên Host cá nhân có 2 cách, hoặc tự động hoặc bạn tự cài thủ công. Tự cài thì yêu cầu nâng cao hơn nên tôi sẽ không đề cập trong bài viết này. Tôi sẽ hướng dẫn bạn cài host tự động và tôi lấy Godaddy làm ví dụ. Với cách tạo này bạn cũng sẽ có database luôn, không cần phải tự tạo thủ công.

Godaddy là nhà cung cấp hosting và domain uy tín, chất lượng nhất trên thế giới và tôi khuyên nếu bạn muốn đăng ký hosting cho website của mình có thể sử dụng Godaddy nhé. Bây giờ chúng ta bắt đầu thực hiện:

Bước 1: Đăng nhập vào Godaddy như sau: Godaddy => My Account => Web Hosting => Manage

Bước 2: Ở C-panel, bạn chọn WordPress Blog

Bước 3: Install This Application

Cài theme như thế nào?

Có ba cách để bạn cài theme cho website wordpress: Cài theme có sẵn trên WordPress và cài bằng cách upload từ máy tính, cài theme bằng cách upload từ host/localhost

Cài theme có sẵn trên WordPress.org

Bước 1: Đăng nhập vào trang Admin Website của bạn (thường có đường dẫn abc.com/wp-admin)

Bước 2: Ở cột bên trái chọn Appearance => Themes

Bước 3: Chọn Add New. Ở đây bạn sẽ thấy xuất hiện rất nhiều chủ đề của theme, bạn có thể chọn một chủ đề phù hợp và chọn Theme ưng ý

Bước 4: Chọn theme và nhấp Install

Bước 5: Đợi quá trình cài đặt kết thúc và nhấp Active để kích hoạt giao diện mới.

                      Cài theme bằng cách upload từ máy tính:

Nếu bạn không thích theme nào trong khi theme của WordPress, bạn có thể tìm kiếm ở rất nhiều nguồn theme wordpress bên ngoài. Yên tâm là vẫn có những theme miễn phí cho bạn lựa chọn bên cạnh những bộ theme độc đáo phải trả phí. Một số nguồn để bạn lựa chọn:

Chúng ta bắt đầu cài đặt:

Bước 1: Bạn cũng đăng nhập vào trang admin, chọn Appearance => Theme => Add New

Bước 2: Chọn Upload Theme

Bước 3: Chọn theme bạn đã tải về => Nhấp Install

Bước 4: Cuối cùng là nhấn Active để kích hoạt theme

Cài theme bằng cách upload từ host/localhost:

Cách dùng này được sử dụng khi bạn bị giới hạn dung lượng upload do theme quá nặng.

Bạn thực hiện bằng cách giải nén file theme ra và và upload vào thư mục /wp-content/themes.  Sau đó, bạn thao tác như bình thường, vào Appearance => Themes rồi kích hoạt.

Như vậy bạn đã có một bộ theme ưng ý cho website của mình. Rất đơn giản đúng không.

Hai lưu ý dành cho bạn:

Một là, không phải theme khi bạn cài đặt sẽ giống y chang bản demo 100% mà đôi khi phải điều chỉnh kha khá và việc này phải làm nhiều mới quen tay, cho ra sản phẩm hoàn hảo được. Do đó, tốt nhất ban đầu tôi khuyên bạn nên chỉ sử dụng theme miễn phí cho đến khi bạn tự tin với khả năng của mình.

Hai là, nếu các kho theme cũng không đáp ứng cho bạn một bộ theme ưng ý, hãy trở về mục thứ 2 như mình đã nói, thiết kế website wordpress để lập trình viên code cho bạn một bộ theme độc đáo và độc nhất.

Cài Plugin như thế nào?

Tới đây, mọi thứ đã tạm ổn rồi, chỉ cần tìm kiếm một vài plugin phổ biến và cần thiết để cài vào website nữa. Thao tác tìm và cài Plugin cũng đơn giản như cài theme vậy.

Đầu tiên, bạn vẫn đăng nhập vào trang admin (nếu bạn đang ở trong trang admin rồi thì không cần phải thoát ra đăng nhập lại đâu nhé). Bạn vào mục Dashboard => Plugins => Add New. Ở đây, bạn có thể tìm Plugins bằng tên trên ô tìm kiếm.

 

vietseo

Comments are closed.
0917212969